Kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải carbon

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là một phương pháp tiếp cận đột phá nhằm thay đổi cách chúng ta quản lý tài nguyên, sản xuất và tiêu dùng để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (GHG).

Các chiến lược hiện tại về chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và cải thiện hiệu quả năng lượng chỉ giải quyết được 55% lượng khí thải toàn cầu, KTTH mang lại giải pháp bổ sung giúp giải quyết 45% lượng khí thải còn lại. Điều này đặc biệt quan trọng khi các lĩnh vực vật liệu chiếm phần lớn lượng phát thải như xi măng, nhựa, thép, nhôm và thực phẩm.

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là một mô hình phát triển kinh tế bền vững, trong đó các tài nguyên, sản phẩm và vật liệu được duy trì trong chuỗi giá trị sản xuất và tiêu dùng bền vững càng lâu càng tốt nhằm tối ưu hóa việc sử dụng, giảm thiểu chất thải và phát thải khí nhà kính (GHG). Đây là cách tiếp cận vượt trội so với kinh tế tuyến tính truyền thống, tài nguyên được khai thác, sản xuất, sử dụng và thải bỏ một cách lãng phí. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu, KTTH mang lại giải pháp cho vấn đề cạn kiệt tài nguyên, đóng góp vào việc quản lý chất thải carbon và thúc đẩy phát triển bền vững. Chất thải carbon là nguồn phát thải GHG chính, cần được quản lý hiệu quả để đạt được mục tiêu giảm phát thải toàn cầu theo Thỏa thuận Paris và các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc (Ellen MacArthur Foundation, 2013; Korhonen et al., 2018).

Xem thêm chi tiết tại Tạp chí Điện tử Kinh doanh và Phát triển

Chia sẻ

(9)