Chuyển đổi sang phương tiện giao thông bền vững để giảm ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Chất lượng không khí tại Hà Nội và TP.HCM đã trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với cả chính quyền và người dân. Tình trạng ô nhiễm bụi mịn ở Hà Nội có thể nhận thấy rõ ràng bằng mắt thường, với không khí luôn phủ một lớp bụi dày đặc.

Số liệu quan trắc cho thấy, vào ngày 2/1/2025, Hà Nội đứng thứ hai thế giới về mức độ ô nhiễm không khí, và đến ngày 7/1/2025, thành phố ở vị trí nhất thế giới với chỉ số AQI lên đến 461, mức độ nguy hiểm trực tiếp đối với sức khỏe cộng đồng. TP.HCM không ô nhiễm nghiêm trọng như Hà Nội, nhưng cũng ghi nhận chỉ số AQI trên 200 tại một số trạm quan trắc.

Nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố là sự gia tăng không kiểm soát của phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, là nguồn phát thải chủ yếu của bụi mịn PM2.5 và khí nhà kính. Ô nhiễm không khí gây tác hại đến sức khỏe cộng đồng, gia tăng chi phí y tế và làm giảm chất lượng sống.

Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy mức ô nhiễm tại các đô thị lớn đã tăng nhanh trong 10 năm qua, đặc biệt là bụi mịn PM2.5, vượt xa giới hạn cho phép. Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Hà Nội và TP.HCM đòi hỏi sự can thiệp khẩn cấp từ chính quyền và các biện pháp chính sách mạnh mẽ để kiểm soát nguồn phát thải và cải thiện chất lượng không khí. Việc chuyển đổi sang phương tiện giao thông bền vững, như xe điện, cùng với các biện pháp quản lý môi trường nghiêm ngặt, là giải pháp cần thiết và cấp bách để giảm thiểu tác động tiêu cực từ ô nhiễm không khí.

Xem thêm chi tiết tại Tạp chí Điên tử Kinh doanh và Phát triển

Chia sẻ

(8)